Sáng 21/2, một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết SMW3 gặp sự cố lỗi cáp, xảy ra ở đoạn S2.7 đi Singapore trong khi bốn tuyến cáp biển còn lại chưa được sửa xong.

Như vậy, 5/5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp vấn đề. Trước đó, từ tháng 11/2022 đến tháng 1 vừa qua, hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, hai tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động.

Mặc dù cả năm tuyến đều không nguyên vẹn, nhưng do SMW-3 là tuyến cáp cũ, được khai thác ít và các nhà mạng đã có phương án bổ sung dung lượng từ trước nên sự cố mới không ảnh hưởng quá nhiều đến Internet tại Việt Nam,

Đại diện VNPT cho biết, họ không sử dụng dung lượng của tuyến SMW-3 cho các dịch vụ Internet băng rộng cố định nên sự cố này không tác động đến chất lượng Internet.

Giữa tháng 3 mới sửa cáp quang biển, Internet tiếp tục rùa bò

Kế hoạch sửa chữa 3 tuyến cáp quang biển là APG, AAG, IA sẽ diễn ra vào giữa tháng 3, đầu tháng 4. Vì vậy, phải đến cuối tháng 3, thậm chí trung tuần tháng 4, chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế mới có thể tốt hơn.

4/5 tuyến cáp quang biển cùng đứt

Theo một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, tuyến Liên Á (Intra Asia – IA) gặp trục trặc từ ngày 28/1 do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km. Sự cố này làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore qua IA.

Tuyến cáp IA gặp sự cố nâng tổng số cáp quang biển gặp lỗi lên bốn tuyến khiến Internet trong nước đi quốc tế chịu ảnh hưởng nặng.

Tuyến  cáp IA

Trước đó, từ năm 2022 và đầu 2023 các tuyến AAE, AAG, APG cũng gặp sự cố và hiện vẫn chưa được khắc phục xong.

Theo phản ánh của một số người dùng, việc bốn trên năm tuyến cáp đồng thời gặp sự cố khiến việc truy cập Internet đi quốc tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của nhiều người. Đặc biệt là vào giờ cao điểm những hoạt động đòi hỏi băng thông Internet tốc độ cao như chơi game trực tuyến, xem phim bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đại diện nhà mạng VNPT xác nhận “Đây là sự cố bất khả kháng và gây ảnh hưởng đến tất cả các nhà cung cấp Internet của Việt Nam”.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, các nhà mạng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp ứng cứu như bổ sung tài nguyên cáp trên đất liền, hay chia sẻ tải giữa các link quốc tế, chủ động phối hợp với các dịch vụ Internet như Facebook, TikTok, YouTube… để tối ưu lưu lượng theo các hướng cáp.

Hiện, các nhà mạng đang làm việc với các đơn vị quản lý cáp quang biển quốc tế để có thể xử lý sự cố nhanh nhất có thể.

Tuyến cáp quang biển APG gặp sự cố trong ngày 30 Tết

Vào ngày 21/1 (tức 30 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), tuyến cáp quang biển quốc tế APG đã gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore cách trạm cập bờ SEA khoảng 151 km khiến toàn bộ dung lượng cáp APG hướng kết nối đi Singapore và Nhật bị mất.

Đây là sự cố cáp biển đầu tiên trong năm 2023.

Ngay trước đó, từ 4h sáng ngày 26/12/2022, tuyến cáp APG đã gặp sự cố trên phân đoạn S6 gần HongKong (Trung Quốc) và và hiện vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa.

3 tuyến cáp biển các nhà mạng Việt Nam khai thác đều đang gặp sự cố

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam vừa cho biết, vào hơn 4h sáng 26/12, tuyến cáp quang biển quốc tế APG vừa tiếp tục gặp sự cố lại gặp sự cố trên phân đoạn S6 gần HongKong (Trung Quốc).

Đây là lần thứ tư APG bị lỗi trong năm 2022, và hiện chưa rõ nguyên nhân cũng như kế hoạch xử lý, khắc phục sự cố lần này.

Trong khi đó, 2 tuyến cáp biển khác cũng gặp sự cố trước đó là AAG và AAE-1 hiện vẫn chưa được sửa xong.

Thêm cáp biển AAE-1 gặp sự cố, làm chậm Internet Việt Nam đi quốc tế

Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1, hay AAE-1 gặp sự cố khiến Việt Nam mất toàn bộ lưu lượng trên tuyến cáp này trong hơn một tuần, từ cuối tháng 11 đến ngày 6/12.

Cụ thể, phân đoạn S1H của AAE-1 bị hỏng lớp cách điện khiến lõi kim loại tiếp xúc với nước biển và gây ra đoản mạch, với vị trí lỗi các trạm Aguilar nằm trong vùng biển HongKong (Trung Quốc) khoảng 3,21 km. Lỗi này nếu không được khắc phục ngay có thể ảnh hưởng đến toàn đường dây. Để sửa lỗi này sẽ phải kéo cáp lên và làm đường cáp ngừng hoạt động trong khoảng 1-3 ngày.

Cáp quang biển lại gặp sự cố

Tuyến cáp biển AAE-1 đi vào hoạt động từ tháng 7/2017 với tổng chiều dài 23.000km, kéo dài từ châu Á, châu Phi sang châu Âu, đi qua 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuyến cáp biển này có tổng số 21 điểm cập bờ, điểm cập bờ của Việt Nam là tại thành phố Vũng Tàu. AAE-1 sử dụng công nghệ ghép bước sóng mật độ cao DWDM, mỗi bước sóng có dung lượng 100Gbps

Ngoài ra, tuyến cáp Asia America Gateway (AAG) cũng đang bị lỗi hướng kết nối Trung Quốc, ở nhánh S1I, dự kiến hoàn thành vào ngày 8/12.

AAG cũng đang bị lỗi hướng kết nối đến Singapore và hiện chưa có lịch sửa chữa.

Việt Nam kết nối Internet quốc tế chủ yếu thông qua các tuyến cáp quang biển AAG, SMW3, IA, AAE-1 và APG. Việc 2 tuyến cùng lúc gặp sự cố sẽ làm chậm tốc độ truy cập Internet.

Việc cáp quang biển bị đứt diễn ra khá thường xuyên trong những năm gần đây, trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Điều này khiến tốc độ và chất lượng truy cập Internet tại Việt Nam bị ảnh hưởng lớn.

Internet hiện giờ được coi là hạ tầng số quan trọng của quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), lưu lượng truy cập Internet nước ngoài hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng trong nước sẽ bị ảnh hưởng mỗi khi có sự cố các tuyến cáp biển quốc tế. Để khắc phục tình trạng này, các nhà mạng đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới đồng thời cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang nỗ lực xây dựng các nền tảng, dịch vụ nội địa như mạng xã hội, các nền tảng quản lý doanh nghiệp, nền tảng và ứng dụng họp, học trực tuyến… Trong tương lai, khi các nền tảng, ứng dụng của Việt Nam có chất lượng và độ phổ biến thì sự phụ thuộc vào các tuyến cáp biển ra nước ngoài sẽ bớt đi.

#quantrimang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *